Cột mốc 79 biên giới Việt Trung nằm ở độ cao 2.881,89 m được xem là mốc giới số cao nhất Việt Nam. Nằm trên dãy núi Khang Su Văn có đỉnh cao 3.012m. Phía Việt Nam là bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San, H.Phong Thổ (Lai Châu); bên Trung Quốc là hương Mã An Để, H.Kim Bình, tỉnh Vân Nam.
- Hành trình đến mốc rất gian nan. Vì lên cột mốc không có đường đi, nếu lạc đường không tìm được đường ra nên để khám phá, trải nghiệm một lần chạm tay vào cột mốc cao nhất nước, bắt buộc phải đi cùng bộ đội Biên Phòng hoặc đi cùng dân bản địa. Người có sức khỏe, muốn lên tới cột mốc cũng phải mất 2 ngày cả đi và về. Sau hơn 6 tiếng đi bộ mới đến lán nghỉ đêm.
- Trong suốt quãng đường hơn 20km dốc ngược, phải băng qua vô vàn dốc đá, luồn qua những nương rẫy, men theo bờ suối(có nhiều đoạn phải bò trườn), ngược dần lên những sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn cao ngút ngát. Leo qua gần 10 vách đá dựng đứng mới lên được mốc 79. Khi xuống còn khó khăn và nguy hiểm gấp nhiều lần. Ai đã từng leo núi mới thực sự thấm cảm giác "sợ xuống núi" vì bị chùn chân không trụ vững được nữa, liên tục khuỵ xuống.
- Đi mãi, đi mãi, chúng tôi cũng đến được nương thảo quả trong các khe núi, giữa mây ngàn. Trong chặng đường leo Cột Mốc 79, nương thảo quả như một cái mốc để dừng chân, nghỉ lấy sức. Ở đó bao giờ cũng có khe nước, có lán của bà con đi làm nương, những thứ thật đơn sơ nhưng giữa rừng già thì vô cùng quý giá.
- Lên đến độ cao 2.200m là đến khu rừng nguyên sinh. Những thân cây khổng lồ rêu mốc phủ kín ẩn hiện trong màn sương. Vẻ đẹp đúng nét nguyên sơ, hoang dại vốn có. Những cây chè cổ thụ to cả 2 người ôm, cao hơn 20m, mọc xen kẽ cả rừng trúc, rừng phong vào tháng 11 đỏ rực cả các ngả rừng. Bên dưới mọc dày đặc những cây chè nhỏ hơn do hạt của cây mẹ rụng xuống, mọc thành cây chè con. Những búp chè có vị thơm của thời gian, vị thơm của sương, băng tuyết, của sự hoang dại nơi đại ngàn. Qua rừng chè, rừng trúc, rừng phong cổ thụ là tới rừng dẻ. Có những cây dẻ phải 3 người ôm mới xuể. Chúng tựa như những cột chống trời giữa núi rừng Tây Bắc.
- Lên đến độ cao 2.600m, khi vào khu rừng chủ yếu là trúc rậm rịt thì hoàn toàn không còn đường nữa. Giống trúc ở đây lùn, mọc tầm thấp, vô cùng cứng cáp, tạo thành bức tường thành choán hết cả đường đi, phải dùng dao để phát mở đường. Khoảng 2.800m là cả rừng trúc xen lẫn rừng đỗ quyên bung hoa rực rỡ đủ màu sắc vào tháng 3, khắp các ngả rừng.
- Chỗ nghỉ đêm ở độ cao khoảng 2.600m so với mực nước biển, phải chọn ở cạnh mó nước hoặc lạch nước, trong thung lũng tránh gió, nhưng ban đêm, sương giá lùa xuống có khi chỉ còn vài độ C, có mang bao nhiêu chăn áo cũng không ngủ nổi, phải dậy đốt lửa sưởi. Gió trên cao thổi mạnh, như muốn giật bay mái khỏi túp lều. Hành trang quan trọng khi leo Cột Mốc 79 phải chuẩn bị đủ từ túi ngủ, bạt che mưa, lương thực, thực phẩm, băng y tế và thuốc( kháng sinh, men tiêu hóa, thuốc giảm sốt, thuốc sát trùng..) và đặc biệt là chăn bông, áo bông.
Lá chè già được thu hái từ những cây chè trong rừng chè hàng NGHÌN NĂM TUỔI ở độ cao từ 2.130m- dưới 2.600m so với mực nước biển. Cây cao đến hơn 20m, có cây to 2 người ôm.
Lá chè được lựa chọn là những lá già, đã được trên 3 năm trên cây.
- Lá chè chỉ được hái duy nhất 1 vụ xuân hàng năm, khi cây chè được nghỉ 1 năm, đã tích tụ đầy đủ dưỡng chất từ thiên nhiên khắc nghiệt, ở nơi quanh năm mây mù, gió rít. Vào mùa đông băng giá, cây chè bị đóng băng toàn thân, thậm chí có năm tuyết rơi phủ kín và bị mưa đá xối xả làm trầy thân, gãy cành.
Điều đặc biệt hơn nữa là các búp chè lúc còn non có màu đỏ và bị nhiều sâu ăn và cuấn lá búp(sâu và 1 số loại côn trùng khác cắn làm tổn thương lá búp chè, cây chè theo cơ chế sinh học sẽ tạo ra chất kháng thể để làm lành vết thương). Trên độ cao để thích ứng, cây chè tự sản sinh chất chống oxy hóa cao. Cũng chính từ điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đã tạo ra một nguồn nguyên liệu búp chè và lá chè vô cùng dày nội chất và hương vị đặc trưng đặc biệt riêng, mà cây chè sinh trưởng dưới độ cao dưới 2.000m so với mực nước biển không có được.
- Trà được chế biến công phu. Trải qua 72 giờ đồng hồ từ lúc hái – vận chuyển từ rừng về xưởng – làm khô, thành Trà Bancha. Nên người thu hái phải là người bản địa thông đường - thạo rừng và phải rất khoẻ mạnh để có thể khẩn trương đi - về hơn 20km luồn rừng leo núi, đu bám trên cây rồi kịp trở về xưởng ngay trong ngày đảm bảo búp chè tươi mới còn giữ nguyên hương vị! Rất vất vả vì không để búp qua ngày hôm sau được!
- Đặc điểm: Màu nước vàng mật ong, hương thơm tự nhiên, đặc biệt của cây chè shan cổ thụ(thơm mùi mật hương hoa, quả núi rừng Tây Bắc), vị ngọt tươi mát, ngọt ngay từ đầu lưỡi tới hậu sâu. Trà Bancha khác với trà xanh và Hồng Trà ở chỗ không dùng nhiệt cao để làm khô. Chính nhờ cách chế biến riêng mà Trà Bancha có mùi thơm tươi mới đặc trưng đặc biệt của lá chè tươi, trong trà chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống lão hóa và bổ sung dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.
- TRÀ BANCHA dùng từ trước, trong và sau bữa ăn làm kích thích tiêu hóa, giảm độ ngấy trong thức ăn. Trung hòa và đào thải nhanh các chất kích thích như rượu, bia... Đặc biệt ít gây mất ngủ, thậm chí có nhiều trường hợp thấy dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn.
- TRÀ BANCHA phù hợp với hầu hết các lứa tuổi. Rất lành, bổ dưỡng. Nên pha nóng.
- Tăng hưng phấn, sảng khoái. Không làm kích thích, căng thẳng, cồn cào như trà xanh Thái Nguyên hay shan tuyết cổ thụ thông thường.
Tại sao TRÀ BANCHA lại giúp giảm mỡ máu? Hoàng lão trà giàu các chất chống oxy hóa. Do vậy, hoàng lão trà hỗ trợ rất tích cực trong việc giảm mỡ máu; giảm cholestorl trong máu cao đồng thời và cải thiện chức năng Gan. Khi chức năng Gan tốt lên, cơ chế thanh lọc mỡ máu sẽ tốt hơn.
Ngoài ra có nhiều tác động tích cực như làm vị giác và khứu giác rất tinh khi dùng trà cổ thụ 1 thời gian(rất nhạy với phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các phụ gia công nghiệp...).
Tại sao uống trà cổ thụ lại không mất ngủ? Trong trà cổ thụ có các hợp chất axitamin rất cao, đặc biệt là Theanin. Cây trà càng cao tuổi, chất theanin được tìm thấy càng cao. Theanin rất tốt cho hệ thần kinh; giúp giải tỏa các ức chế thần kinh và bảo vệ các Nơron Thần kinh khỏi các sóng gây hại. Do vậy, dòng trà cổ thụ hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu. Điều này đã được kiểm chứng thực tế đối với nhiều người có thói quen dùng trà cổ thụ qua nhiều năm.
Tại sao uống trà lại thanh lọc cơ thể? Các chất chống oxy hóa đều có hầu hết có trong thực vật tuy nhiên ở cây trà lại chứa hàm lượng khá cao. Thêm vào đó, cách chế biến trà giúp lưu giữ các hợp chất lâu trong lá trà và biến trà trở thành thức uống phổ biến, đơn giản và dễ sử dụng, từ đó người dùng có thể nạp các chất chống oxy hóa hàng ngày vào cơ thể, giúp cải thiện chức năng gan và thận. Khi Gan và Thận được cải thiện, chức năng thanh lọc trong cơ thể sẽ tốt hơn
Vì các lý do trên, trà không được liệt kê như một loại thuốc, nhưng khi dùng hàng ngày sẽ giống như một loại thuốc dưỡng sinh tốt cho cơ thể
- Cách pha cũng rất khác biệt. Có thể dùng nước sôi 99 độ C để pha như pha trà thông thường, ủ trong bình ủ đến vài giờ đồng hồ hoặc đun sôi trên bếp vài giờ đồng hồ mà không bị nồng, không bị đắng như hầu hết các phẩm trà khác. Thậm chí phải ủ lâu mới ra được hương và vị đặc trực đặc biệt riêng có, như mùi thuốc bắc.
Độ ẩm <=7%, sản phẩm không chất phụ gia.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.