Trà Đinh được chọn lọc từ những cây chè là giống chè trung du có tuổi đời từ 40 – 60 năm ở vùng Tân Cương, Thái Nguyên. Chè được hái duy nhất 1 búp bánh tẻ ở đồi có chất lượng cao nhất.
Tân Cương nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 13 km về phía tây, là vùng đất trung du bán sơn địa, mang đặc trưng tiểu khí hậu ôn hòa phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện. Địa hình địa vật của vùng chè Tân Cương chủ yếu là đồi dạng bát úp, đất ở Tân Cương được cho là có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0. Ngoài các yếu tố đất trồng và tập quán canh tác, yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ nhiệt (tổng bức xạ nhiệt là 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2 kcal/cm2/năm đều thấp hơn so với chè khác) được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, bởi đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng chè Tân Cương Thái Nguyên mà nơi khác không có.
Để thu hái đủ chè búp tươi làm nguyên liệu chế biến 1kg “trà Đinh” này phải cần đến 20 thợ giỏi hái suốt một ngày trên diện tích 3 sào (gần 1.100m2). Lại chỉ được hái 1 búp(búp bánh tẻ), được hái vào buổi sáng, trời không nắng gắt, hoặc mưa. Hái xong phải cho vào sọt cứng bằng tre đan, trải ra nong nhẹ nhàng, tránh dập gãy và không được để lâu.
Trà Đinh là sự tổng hòa các khâu với sự khéo léo nghệ nhân vùng Tân Cương chăm sóc không hóa chất, sao chè là khâu quan trọng, kỳ công vì những nõn chè non quá nhỏ và mỏng, nên đòi hỏi người sao chè phải có kinh nghiệm và kỹ thuật đặc biệt. Đây là sản phẩm đặc biệt hạng nhất của các “nghệ nhân làm trà” . Đây là loại chè búp, sau chế biến khô quăn thanh nhỏ như cây đinh.
Khi thưởng thức ta sẽ cảm nhận được mùi hương của cốm nếp tươi, mùi hương của thảo mộc phơi khô, mùi tươi nồng nàn của của lá chè tươi. Trà khá dày tràn đầy, béo ngậy ngọt ngào trong khoang miệng, tròn vị, mềm mại(chát dịu), hài hòa, giàu tanin, nước màu xanh hanh vàng mật ong, có hậu vị đặc trưng.
Trong nghệ thuật thưởng thức trà, người Việt Nam uyển chuyển nhanh nhạy, bao quát: không quá cầu kỳ, nhưng cũng không quá đơn giản: không quá nghi lễ, nhưng cũng không quá bình dân.
Có rất nhiều cách pha trà, tùy từng loại trà nhưng thông thường đều qua các giai đoạn sau: sửa soạn đầy đủ dụng cụ gồm ấm trà, chén uống trà, bình đựng trà và nước sôi. Nghệ thuật uống trà Việt Nam phản ảnh đầy đủ nét văn hóa của người Việt từ khâu chọn trà, chọn nước, đun nước, pha trà, rót trà và tận hưởng hương vị trà.
Nghệ thuật uống trà của người Việt được gói lại trong câu: Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ bình, bạn thưởng trà, không gian thưởng trà.
Trà chỉ thích hợp với nước tự nhiên thanh khiết. Nước pha trà ngon nhất là nước khe núi hoặc nước tinh khiết qua hệ thống lọc tiêu chuẩn. Đun sôi nước: với Trà Đinh Tân Cương An An thì đun sôi rồi để giảm nhiệt còn 80-850C. Nếu không đủ sôi thì trà không phai và hương vị bị ngái, nếu sôi quá thì trà lại nồng, các cụ gọi là“cháy” trà.
Trước khi pha trà dùng nước sôi tráng, làm nóng và vệ sinh cho sạch sẽ chén và ấm pha. Tuỳ theo độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm, hay quần ẩm mà có những loại ấm với kích cỡ khác nhau.
Lượng trà cho vào ấm phải vừa đủ (cho ít quá thì nhạt, còn cho nhiều quá thì đắng chát). Khi pha Trà Đinh An An, không phải tráng trà, rót nước đầy tràn ấm rồi đạy nắp. Trà phải rót ra bình chuyên có lọc cặn trà rồi sau đó mới chia ra các chén nhỏ. Như thế, các chén trà đều đậm đà như nhau và chén nước trong không có cặn làm hấp dẫn người thưởng.
Trà Tân Cương có những đặc trưng đặc biệt: Nước đầu tiên của ấm trà là nước ngon nhất (thơm, ngậy hương cốm tự nhiên, vị chát dịu, có hậu vị mạnh, màu nước trong, xanh hanh vàng mật ong).Từ nước thứ 2 thì hương vị giảm dần.
Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt.
Độ ẩm <=7%, sản phẩm không chất phụ gia.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.